12/04/2022
Đã có rất nhiều người cho rằng việc xây dựng nhà ở không cần thiết là phải tuân theo quy định. Bởi chỉ cần xây dựng đúng theo phần diện tích đất của gia đình là được. Nhưng trên thực tế thì lại không phải vậy, đã có rất nhiều người tiến hành xây dựng nhưng lại có vi phạm những quy định về xây dựng. Đã có những trường hợp bị xử lý vi phạm. Để có tìm hiểu mới nhất về xử lý vi phạm trong xây dựng nhà ở một cách cụ thể và chi tiết. Bạn đọc đừng bỏ lỡ nội dung bài viết sau nhé!
Xử lý vi phạm trong xây dựng nhà ở là vấn đề xảy ra khá phổ biến và thường xuyên trong thực tế. Theo đó, những trường hợp cần xử lý vi phạm nhà ở bao gồm những gì? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết sau:
Xử phạt đối với hành vi có tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng đã được cấp. Trừ trường hợp đã được quy định tại điểm a, điểm b và điểm c tại khoản 7. Đối với những trường hợp sẽ được cấp phép xây dựng mới nhu sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 với những xây dựng nhà ở riêng lẻ tại thành phố, đô thị
- Mức phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với những xây dựng nhà ở riêng lẻ ở trong khu bảo tồn hay di tích lịch sử - văn hóa. Các công trình xây dựng khác không có thuộc về quy định tại điểm a và điểm c ở khoản này.
- Phạt tiền đối với 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng những công trình có yêu cầu phải lập báo cáo về kinh tế - kỹ thuật có đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng
Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo như sau:
• Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
• Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác.
• Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả hành vi vi phạm trong xây dựng nhà ở
• Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi gây ô nhiễm trong quá trình xây dựng
• Buộc bổ sung phương tiện che chắn theo quy định và khôi phục lại tình trạng ban đầu
• Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại đối với hành vi gây thiệt hại trong quá trình xây dựng
• Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định về hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng bị phạt tiền như sau:
– Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa tại nông thôn.
– Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.
3.2. Mức phạt khi vẫn tiếp tục xây dựng hoặc tái phạm
Căn cứ vào Khoản 8 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, đối với trường hợp xây dựng không có giấy phép đã bị lập biên bản vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục xây dựng thì sẽ bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa tại khu vực nông thôn.
– Phạt tiền từ 35 – 40 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.
Nhà xây dựng trái phép không bị tháo dỡ nếu đáp ứng điều kiện gì?
Tình trạng xây dựng trái phép là vấn đề không mới, diễn ra thường xuyên và gây nhiều bức xúc trong dư luận trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, đến nay câu chuyện này vẫn là một trong những điểm nóng của nhiều nơi đặc biệt là tại các quận, huyện vùng ven và ngoại thành đang có tốc độ đô thị hóa nhanh.
Theo các quy định của Luật xây dựng, hành vi xây dựng trái phép được hiểu là hành vi xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp và xây dựng nhà trái phép trên các loại đất không được xây dựng.
Căn cứ khoản 4 Điều 12 Luật xây dựng 2014: “xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng, trừ trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn; vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp” thì hành vi xây dựng sai phép được quy định là hành vi bị cấm.
Theo các quy định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở thì việc xử phạt xây dựng nhà, công trình trái phép sẽ bị xử phạt theo hình thức phạt tiền. Mức xử phạt xây dựng trái pháp bị phạt bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào loại công trình, mức độ hành vi vi phạm lần đầu hay tái phạm.
Bên cạnh đó, ngoài việc quy định về mức phạt hành chính, pháp luật còn quy định về việc công trình xây dựng trái phép có thể còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể đó là biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
Theo khoản 1 Điều 118 Luật Xây dựng năm 2014, việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới, công trình xây dựng tạm;
- Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận
- Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng;
- Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng; trừ trường hợp ngoại lệ theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 79 Nghị định 139/2017/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.
- Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; xây dựng sai với thiết kế được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
- Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.
Như vậy, trong một số trường hợp việc xây dựng trái phép vẫn không buộc tháo dỡ công trình, vấn đề này được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 79, Nghị định 139/2017/NĐ-C như sau:
+ Đối với các hành vi vi phạm là công trình xây dựng theo quy định của pháp luật phải có giấy phép xây dựng mà không có giấy phép xây dựng; công trình xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cơ quan có thẩm quyền cấp; Công trình xây dựng sai thiết kế được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với công trình xây dựng được miễn giấy phép xây dựng) thì điều kiện để không bị phá dỡ là:
1. Xảy ra sau ngày 04/01/2008 mà đã kết thúc trước ngày 15/01/2018;
2. Không vi phạm chỉ giới xây dựng;
3. Không gây ảnh hưởng các công trình lân cận;
4. Không có tranh chấp;
5. Xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp;
6. Nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.